Chi tiết bài viết

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Quế.

19/03/2022

Cây quế là một trong những loại cây phát triển rất mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay Quế còn được coi là một trong những cây dược liệu góp phần phát triển nền kinh tế ở nhiều địa phương trong nước.

▪︎ Khi khai thác Cây quế thì hầu như chúng được khai thác toàn phần từ thân cây, vỏ cây, lá và quả. Để hiểu rõ hơn hãy cùng Quế Việt tìm hiểu tổng quan về cây quế, cách trồng và chăm sóc cây quế nhé.

 

 

TÌM HIỂU VỀ CÂY QUẾ


Cây quế là cây gì.
▪︎ Cây quế thuộc họ long não còn có tên gọi: Ngọc quế ngoài ra có nơi còn gọi Nhục quế hay Gia tân nhục quế. Trong tài liệu nó còn có tên khoa học là Cinnamomum cassia blume.

▪︎ Quế thuộc loại cây to, lá xanh quanh năm. Thân cây thẳng đứng, cao tầm 7-10m, vỏ có màu từ nâu đến nâu đỏ. Vỏ xốp và thô, cành non của cây có hình 4 cạnh, có lông nhung vàu vàng bao phủ bên ngoài.

▪︎ Lá quế mọc cách, cuống lá có nhiều lông nhung, lá có hình dạng từ hình mác rộng đến hình bầu dục dài. Chiều dài từ 13 - 16cm, có 3 gân song song chạy dọc theo lá rõ rệt. Mặt trên của lá có màu xanh, bóng nhẫy, mặt sau có lông nhung ngắn, đuôi lá nhọn.

▪︎ Hoa màu trắng, có dạng hình chùy tròn mọc ra từ ngọn cành hoặc nách lá. Cây chỉ ra hoa vào mùa hạ, chúng mọc từng chiếc. Khi hoa tàn kết thành quả mọng có màu thanh thiên,quả hình tròn cứng, quả thường chín vào mùa xuân năm sau.

▪︎ Vỏ của quả từ màu nâu đỏ chuyển thành màu đen, phần cuống quả là ống dài, tròn. Hình dạng tương tự như quả đậu Hà Lan to bên trong có một hạt. Hạt quế có hình bầu dục, màu hơi đen, có đường nổi dọc rõ ràng.

▪︎ Trong Đông y, cây quế có mùi thơm, vị ngọt cay, tính nóng vì vậy nó có tác dụng sát khuẩn, giảm đau. Chữa tiêu chảy, nôn ói và kích thích tiêu hóa…và rất nhiều công dụng khác.

 

Điều kiện sinh trưởng của quế.
▪︎ Cây quế là loài cây đặc sản Châu Á ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Cây sẽ sinh trưởng ở nơi nhiệt độ thấp, tuyệt đối không được thấp quá -25oC. Chúng không thích hợp ở những nơi có sương muối.

▪︎ Là loài cây ưa những nơi râm mát, sợ ánh sáng mặt trời chiếu mạnh. Khi còn non thì cây ưa mọc dưới bóng râm của các cây khác. Khi cây lớn hơn cần có nhiều ánh sáng hơn, nếu thiếu ánh sáng thì vỏ cây sẽ mỏng hơn, chứa ít tinh dầu hơn và phẩm chất kém.

▪︎ Cây quế sẽ thích nghi nhanh với điều kiện thời tiết và đất đai ẩm. Lượng mưa ở những nơi có quế phân bố và được trồng hiện nay là trên 2000mm. Độ dốc và hướng dốc đất đai cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

▪︎ Đất đai thích hợp nhất để trồng quế là đất đá vôi màu xám hoặc đất pha cát màu đỏ. Độ PH thích hợp là khoảng 4,5-5,5, thực vật chỉ thị là các cây như: cây sở (camellia oleosa Rehd), thông mã vĩ (pinus massoniana), cây sim (rhodo-myrtustomentosa Hassk), cây chổi sể (baeckea frutescens L). 

 

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY QUẾ NHƯ THẾ NÀO


Gieo ươm.
▪︎ Cách nhân giống cây quế hiện này là nhân giống bằng hạt. Sau khi gieo ươm sẽ đánh cây con đi trồng, có một số nơi dùng cây mọc hoang dại dưới rừng quế để trồng.

▪︎ Vườn ươm nên chọn chỗ có đất dốc thoải mái, phải có bóng râm. Nếu không có bóng râm che thì thời kỳ đầu phải làm giàn che. Bà con nên làm đất, nhặt rễ cỏ, đá sỏi, cày bừa thật kĩ vào mùa đông. Sau khi bừa xong thì đánh thành luống rộng 1m, cao 15-20cm. Ở những nơi dễ bị xói mòn và úng nước, thì xung quanh vườn ươm bắt buộc phải đắp bờ. Khai rãnh tháo nước có chiều rộng khoảng 1m, sâu khoảng 30cm.

▪︎ Giai đoạn quả chín (khoảng tháng 2-3) thì chọn những cây giống tốt hái lấy quả chín, bỏ phần vỏ và thịt quả. Sau đó bỏ vào nước để loại bỏ những hạt nổi là hạt lép, hạt bị sâu bệnh. Còn lại  những hạt chìm là những hạt giống tốt nên đem đi gieo ngay. Hoặc có thể chọn hạt đến đâu đem gieo ngay đến đó.

▪︎ Khi cần bảo quản hạt giống để gieo sau thì lấy cát cẩm khối lượng gấp đôi khối lượng hạt trộn đều đem cất giữ. Thời gian cất giữ không quá 20 ngày vì thời gian cất giữ lâu sức nảy mầm của hạt sẽ bị giảm.

▪︎ Trước hết dùng phân chuồng hoai mục hoặc rác bón vào rạch làm phân bón lót. Sau đó gieo hạt xuống, khi gieo phải theo hàng, hàng cách nhau 17cm. Rạch sâu khoảng 3cm hạt nọ cách hạt kia khoảng 3cm. Gieo xong lấy lớp đất phủ trên mặt luống phủ lớp dày khoảng 1,8cm,sau cùng là  tưới nước.

▪︎ Mỗi mẫu đất gieo được khoảng 15-20 kg hạt (mỗi kg hạt tươi có khoảng 2.400-2.800 hạt). Sau khi gieo hạt hãy giữ cho đất ẩm, sau 25-40 ngày thì hạt mọc mầm thường với tỷ lệ mọc 80-90%. Sau khi hạt nảy mầm phải làm giàn che, thường xuyên tưới nước và giữ cho đất ẩm.

▪︎ Lúc cây mọc cao khoảng gần 10 cm nên nhổ tỉa những cây yếu và bị bệnh. Cứ cách 6 hoặc7cm nên để lại một cây, nhổ bỏ cỏ dại, bón nước phân chuồng hoai một lần. Lúc cây đã cao 17-20 cm thì dỡ bỏ giàn che đi, tiếp tục bón phân lần thứ hai.

▪︎ Về sau cứ mỗi năm nên làm cỏ bón phân 3 lần, 3 năm sau có thể đánh cây đi trồng. Ươm trên mỗi mẫu đất như vậy có thể thu hoạch được từ 2-3 vạn cây giống, có thể cung cấp cây giống cho từ 3-3,5 ha. 

▪︎ Trồng Quế để gây rừng có thể chia làm hai loại: rừng quế thấp và rừng quế cây to cao.

 

Trồng rừng quế thấp (trồng với mật độ  dày)
▪︎ Trồng rừng quế thấp bạn có thể chọn đất trồng ở những chỗ như sườn núi, dốc núi hoặc khe hõm núi đều được cả. Trước khi trồng nên làm đất ở toàn bộ khu đất cần trồng. Vào những ngày mưa của tháng 2-3, lấy thuổng đánh cây quế con. Nên cắt bớt những phần rễ cái quá dài chỉ để lại ba lá, mỗi lá lại cắt đi một nửa, các lá phía dưới phải cắt hết đi.

▪︎ Theo khoảng cách giữa các hàng là 1m, giữa các cây là 1m, dùng cuốc đào hố sâu 17-20cm, rồi đặt cây vào hố đó. Làm sao cho rễ cái lọt vào giữa lỗ,sau đó lấp đất vào lỗ rồi giẫm chặt. Khi cây còn nhỏ, quế cần được che râm.

 

Chăm sóc rừng quế thấp.
▪︎ Khi Cây quế được 3-5 năm sau khi trồng thì có thể bóc lấy vỏ đồng thời cũng có thể lấy lá cất tinh dầu. Chăm sóc rừng quế thấp được tốt sẽ nhanh thu hoạch mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Trong 2-3 năm đầu rừng quế thường được trồng xen thêm sắn vừa tạo được bóng râm cho quế. Vừa có thể tăng thu nhập và giải quyết được vấn đề lương thực.

▪︎ Sau khi thu hoạch sắn là Lúc quế sắp ngừng sinh trưởng cần làm cỏ hai lần. Theo kinh nghiệm nhiều nơi thì sau khi khai phát, làm cỏ dại và xới đất có thể nâng cao hàm lượng tinh dầu trong lá và vỏ cây.

 

Trồng rừng quế cao.
▪︎ Trước kia người ta thường chọn những cây quế to, mập và khỏe của rừng quế thấp để chăm sóc riêng. Khoảng 20-30 năm sau sẽ bóc lấy vỏ đem chế biến và làm thuốc. Nhưng số lượng quế trồng như vậy rất ít và phẩm chất cũng không được đảm bảo. Để đảm bảo chất lượng cũng như để thỏa mãn nhu cầu dùng làm thuốc. Người ta tổ chức trồng quế thành rừng để công việc lấy vỏ thuận tiện hơn.

▪︎ Đất trồng rừng quế phải chọn chỗ đất dốc thoai thoải về phía mặt trời và có đủ ánh sáng. Trước khi trồng cần phải làm đất toàn bộ, làm cỏ sạch sẽ. Trồng theo khoảng cách mỗi hàng 5m, cây cách nhau 3,5m. Đào hố rộng khoảng 1m, sâu khoảng 67 cm, mỗi hố bón khoảng 15kg phân rác và phân chuồng làm phân bón lót.

▪︎ Đầu năm âm lịch, chọn những cây quế sinh trưởng bình thường ở rừng quế thấp. Thân thẳng cao khoảng 1,3m đào lên rồi cắt bớt tán cây, quấn bó một đoạn thân cây lại, chừa một đoạn 13 -17cm ở trên để cho cây đâm chồi.

▪︎ Lúc trồng trước hết lấp một nửa đất vào hố, tiếp theo cầm gốc cây nâng nhấc nhẹ lên. Tiếp tục lấp đất, lấp bằng với mặt đất. Đất trong hố cần phải lắp chặt, sau khi trồng xong tưới nước cho cây.

 

Chăm sóc rừng quế cao.
▪︎ Trồng rừng quế cao mục đích để thu hoạch được vỏ và lá để chiết tinh dầu quế với chất lượng tốt nhất. Do đó, cần phải chú ý đặc biệt các kỹ thuật chăm sóc.

 

Trồng xen.
▪︎ Có thể thấy việc khai thác toàn diện đất rừng trồng xen các loại cây nông nghiệp, không những có lợi cho cấy quế con, mà còn có thể thu hoạch được một số lương thực. Nhìn chung có thể trồng xen liên tục được 3-4 năm đầu. Sau khi ngưng trồng xen, hàng năm nên làm cỏ, xới đất một vài lần. Không nên đề đất có nhiều cỏ dại sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và giá trị của cây quế.

 

Bón phân.
▪︎ Mỗi năm cần phải bón phân một lần, phân chủ yếu có nhiều chất mùn và tro bếp. Vào khoảng đầu hạ, moi rãnh xung quanh gốc cây và bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Lúc cây cao trên 17cm, thì bón phân có nhiều lân và hữu cơ. Tốt nhất là bón phân từ xác động vật, để thức đẩy quá trình hình thành tinh dầu.

 

Chặt tỉa.
▪︎ Lúc đầu trồng rừng, cây cách nhau là 4×6 cm. Sau 10 năm cây sẽ khép tán, cần phải kịp thời tỉa. Chặt cây ở những chỗ quá dày, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự tạo vỏ và sản lượng vỏ. Sau cách 3-4 năm lại chặt tỉa một lần, Cuối cùng khi còn lại một nửa số cây, không cần phải chặt tỉa nữa.

 

Chọn giống.
▪︎ Nên chọn hạt giống cây quế tinh dầu đen và dùng hạt của loại cây này để nhân giống. Chọn những cây làm giống là cây trên 10 năm tuổi, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Các cây giống cần được đánh dấu ghi số đóng biển lên cây để theo dõi, nếu việc lập biểu ghi chép làm tốt tốt quá trình sinh trưởng của cây sẽ làm cơ sở cho việc lựa chọn sau này.

▪︎ Những cây được chọn dùng để làm giống thì phải tăng cường chăm sóc đặc biệt, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Bón nhiều phân lân trong thời kỳ cây ra hoa để thúc đẩy hạt phát triển, bảo đảm cho hạt giống tốt sau này.

 


 

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY QUẾ


Bệnh thối rễ ở cây quế.
▪︎ Vào mùa mưa nhiều, Cây quế con rất dễ bị thối rễ. Ban đầu rễ cái bị thối trước, về sau cả cây bị chết. Cách phòng trừ: làm rãnh tháo nước, nếu trồng ở chỗ đất thấp thì phải làm luống cao. Nếu phát hiện cây bị bệnh này thì phải nhổ bỏ ngay, tránh lây lan. Có thể dùng vôi bột hoặc bột lưu huỳnh rải lên luống để tiêu độc trước khi trồng.

 

Bệnh úa vàng cháy lá.
▪︎ Khi lá bị bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu vàng. Nếu Bệnh lan rộng, mặt sau của lá bệnh có màu tím, cuối cùng lá sẽ úa vàng dần rồi khô lại. Cách phòng trừ: cắt bỏ những lá bị bệnh, rồi phun bằng dung dịch Booc đô.


Sâu xén tóc đỏ (haematicus paseoe).
▪︎ Phần lớn loài sâu này phát sinh trong rừng râm, ít sáng, chúng đục các cành cây có đường kính 2cm trở lên. Cành cây bị sâu hại thường bị khô và chết, khi có mưa bão hoặc gió mạnh cành cây rất dễ gãy. Khi bệnh phát sinh cần phải chặt bỏ các cành bị sâu hại. Chuyển các cành sâu bệnh ra ngoài rừng đốt, hoặc dùng lưu huỳnh xông và giết sâu trưởng thành vào tháng 5, 7.

 

Sâu quế.
▪︎ Sâu non thường phát sinh vào mùa hạ, sâu có màu đỏ, dùng vòi châm cắm vào vỏ cây để hút nhựa. Các cành bị sâu thường chết khô, cây bị nặng không chữa kịp thì chết cả cây.

Cách phòng trừ:

▪︎ Trước khi sâu phát sinh dùng vôi quét lên cành cây. Khi sâu phát sinh thì dùng bột cây duốc cá, xà phòng trung tính, nước sạch. Sau đó pha theo tỉ lệ 1:1:1,  pha thành thuốc dạng keo. Lưu ý nên phun thuốc vào sáng sớm hay buổi chiều tối để trừ sâu.

 

Rệp hại quế.
▪︎ Rệp thường phát sinh vào mùa hạ,chúng phá hoại các cành lá non của quế. Nếu lá có rệp thì sẽ biến thành màu vàng hoặc cuộn cong lại rồi héo úa.

Cách phòng bệnh:

▪︎ Dùng thuốc 666 6% sau đó pha loãng 200 lần. Hoặc dùng kết hợp các loại dung dịch thuốc lá – xà phòng – bột trừ trùng cúc. Tất cả theo tỷ lệ 1:1:1 và phun vào những ngày nắng để rệp.

 

Bọ xít quế. 
▪︎ Khi bọ xít trưởng thành xuất hiện, chúng sẽ đẻ trứng vào quả non trước, sâu non phá hoại hạt trong quả quế. Nếu quả bị bọ xít đẻ trứng thì sẽ phình to ra và không chín được. Đến đầu tháng 6 là giai đoạn sâu non nở, khi đó quả sẽ rụng xuống.

 

CÁCH THU HOẠCH CÂY QUẾ


Thu hoạch rừng cây quế thấp.
▪︎ Sau khi trồng 3-5 năm, thì có thể chặt gốc cây to để lấy vỏ. Sau 3 năm thì có thể chặt gốc lần thứ hai. Mỗi mẫu có thể thu hoạch được từ 350 đến 500kg vỏ tươi. Sau 3 năm nữa thì chặt lần thứ ba, chỉ chặt những cây to. Số lượng cây thu hoạch mỗi lần chiếm độ 1/3 số cây. Về sau cứ theo cách như vậy mà tiến hành chặt, mỗi mẫu có thể thu hoạch thêm được 300-350kg vỏ tươi.

▪︎ Khi chăm sóc cây tốt như hướng dẫn thì Giới hạn năm kinh doanh với cây quế có thể tới 70-80 năm. Đến khi cây già cỗi, sinh trưởng kém thì có thể đào bỏ gốc cũ để trồng rừng quế mới.

 

Thu hoạch rừng cây quế cao.
▪︎ Sau khi trồng được 15-20 năm thì có thể thu hoạch được (bóc vỏ). Bóc vỏ được chia làm 2 thời kỳ: cuối tháng 7 Trước khi thu hoạch bạn cắt khoanh một đoạn vỏ ở gần gốc cây để cho nước không dẫn lên trên được nữa, đến tháng 8 thì có thể tiến hành bóc vỏ, trường hợp thân cây quá lớn bạn có thể chờ thêm nửa tháng nữa chờ cho vỏ cây tách ra sẽ dễ bóc hơn.

▪︎ Thực hiện: Lấy dao chuyên dụng để bóc vỏ quế, đầu tiên cắt một vòng vỏ ngang thân cây cách mặt đất 67cm. Rồi cắt thêm một vòng bên trên cách vòng dưới 40cm. Cắt một đường thẳng dọc từ trên xuống dưới giữa 2 vòng, rồi tách vỏ từ trái sang phải. Tiếp tục cách đoạn 40cm bạn lại cắt theo như cắt vòng vỏ dưới cho tới lúc hết thì thôi.

▪︎ Sau khi bóc vỏ lần cần phải tăng cường chăm sóc để thân cây có thể nảy mầm sinh trưởng. Sau 10 năm lại có thể bóc vỏ lần hai.

 

 

CÁCH CHẾ BIẾN CÂY QUẾ


Đối với vỏ cây quế.
▪︎ Sau khi bóc vỏ về rải phơi ra nắng, theo những quy cách khác nhau mà phân ra thành từng bó (mỗi bó 25kg) để chế biến. Để cho tinh dầu có thể ngấm hết vào trong vỏ, cần phải bỏ vào trong lò để sấy. Lò được xây bằng gạch chịu lửa xung quanh bốn phía.

▪︎ Đầu tiên ta cho củi vào để đốt 8 giờ lấy than,rồi đốt than thêm 6 giờ nữa. Sau đó bới than ra và quét sạch lò, rải một lớp cám, tiếp theo dùng nước chè phun vào hai đầu. Mỗi lò có thể bỏ 23 hoặc 24 bó vỏ, vỏ được xếp thành từng lớp vào trong lò. Phía trên rải thêm một lớp cám rồi đậy ván lên trên. Sau cùng bạn phủ bao tải lên trên sao cho hơi không được bốc ra. Sấy ủ như vậy trong 21 ngày thì lấy quê ra khỏi lò. Vỏ quế là một dược liệu quý được dùng làm thuốc rất hiệu quả

 

Đối với lá. quả. và cành quế nhỏ.
▪︎ Lá và quả quế đều có thể dùng để cất lấy tinh dầu. Ngoài việc thu lượm lá và quả để cất lấy tinh dầu ra. Khi cây ngừng sinh trưởng người ta còn chặt lấy những cành nhỏ để làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu. Lá sau khi mang về đem phơi khô, vào sáng sớm bó chặt thành những bó nặng 7-10 kg để vào trong kho, đóng kín cửa. Một tháng sau có thể lấy ra cất lấy tinh dầu. Cuống của quả sau khi phơi khô nên rải lên trên để chống ẩm.

 

Cất lấy tinh dầu.
▪︎ Quá trình cất tinh dầu quế cũng thực hiện giống như cất các loại tinh dầu thơm nói chung. Nhưng cần phải chú ý vì tinh dầu quế nặng hơn nước, nên khi đã cất được cần phải để một thời gian thì tinh dầu quế mới có thể lắng xuống. Trong lúc chờ cho lắng cần phải khuấy luôn tay để cho tinh dầu lắng xuống hoàn toàn.

 

Chế biến oxalat quế.
▪︎ Sau khi cất lấy tinh dầu xong thì phần nguyên liệu ban đầu đó thường dùng để đem đun đốt. Khi đốt tro cành lá quế có chứa nhiều oxalat,trong 50 kg nguyên liệu này có thể lấy được gần 20 kg oxalat.

 

Quy cách đóng gói.
▪︎ Vì quy trình thu hoạch sản xuất và chế biến ở mỗi vùng khác nhau. Sản phẩm được sản xuất ra cũng khác nhau, do đó quy cách đóng gói cũng khác nhau.

▪︎ Ở Việt Nam nói chung sản xuất phân hai loại: vỏ phẳng và vỏ cuốn tròn như chiếc ống. Loại vỏ phẳng gọi chung là ngọc quế, Thương phẩm có: quế Thanh Hóa (quê Xí biên), quế Nam và quế Hiệp.

▪︎ Loại vỏ cuốn ống có tên gọi chúng là quế An còn có tên gọi là quế Tam phẩm. Một thùng có 6 bó loại 20 ống, 16 ống, 12 ống, quế dầu và quế bó đều có 30 ống.

 

CÁCH BẢO QUẢN CÂY QUẾ


▪︎ Vỏ quế phải đóng kỹ trong thùng gỗ, tránh bị dập gãy và ẩm ướt. Hạn chế tiếp xúc với không khí vì dễ bị mốc biến chất ảnh hưởng chất lượng của quế. Loại ngọc quế thì nên đóng vào trong thùng sắt để trên sàn cao. Loại quế xấu thì chỉ cần để ở nơi khô ráo thoáng mát là được.

▪︎ Tinh dầu quế có tác dụng ăn mòn thùng sắt vì vậy nên đựng vào thùng có tráng men. Mỗi thùng nên từ 20-25kg không nên để quá nhiều. Trong quá trình cất giữ bảo quản và vận chuyển để tránh tình trạng tinh dầu bốc hơi cần phải đậy thùng cho thật kín. Ngoài ra tinh dầu quế cũng là chất dễ cháy nên trong lúc bảo quản và vận chuyển cũng cần phải chú ý việc phòng lửa.

▪︎ Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về cây quế. Hy vọng với những điều chia sẻ của Quế Việt sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về cây quế. Bà con có thể định hướng phát triển kinh tế dựa vào cây quế.

Chúc các bạn sớm thành công !! !

 

LIÊN HỆ MUA BỘT. VỎ QUẾ RỪNG TRÀ MY
ĐC: Số 12 Ngõ 22, Phố Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 024 2210 5136 - 0961 096 678

Website: www.quevietnam.com

 

Viết bình luận
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook